
- Posted on
- famboovn
Dẫu biết kịch bản để tổ chức live stream rất quan trọng, nhưng bạn không phải người giỏi viết lách về nội dung, cũng không thường xuyên lập kịch bản. Bạn không biết phải bắt đầu như thế nào để có một kịch bản ưng ý.
Đừng lo, chỉ cần nằm lòng những tuyệt chiêu đơn giản dưới đây là bạn đã có thể bắt đầu rồi đấy.
𝟙. 𝕏á𝕔 đị𝕟𝕙 𝕞ụ𝕔 đí𝕔𝕙 𝕩â𝕪 𝕕ự𝕟𝕘 𝕜ị𝕔𝕙 𝕓ả𝕟
Đây là bước đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện một kịch bản livestream khóa học trực tuyến. Đừng mong chờ người xem – những học viên của bạn sẽ hiểu những gì bạn nói nếu ngay cả chính bản thân bạn không xác định được mục đích của buổi livestream là gì. Bạn có thể tự đặt ra câu hỏi cho mình, rằng bạn muốn cung cấp những thông tin gì đến người xem, bạn muốn người xem nắm bắt những nội dung gì của khóa học trực tuyến. Mục đích ấy chính là “xương sống” của kịch bản, dù bạn có đề cập đến những nội dung nào thì cũng sẽ chỉ xoay quanh và xuyên suốt mục đích đã đặt ra. Xác định mục đích của buổi livestream khóa học trực tuyến là chưa đủ. Bạn cần biết đối tượng của mình là ai và thể hiện nó rõ trong kịch bản. Đây sẽ là chìa khóa để bạn tiếp cận với người xem, giúp buổi livestream hiệu quả hơn rất nhiều.
𝟚. 𝕏á𝕔 đị𝕟𝕙 𝕧à 𝕩â𝕪 𝕕ự𝕟𝕘 𝕜ỹ 𝕟ộ𝕚 𝕕𝕦𝕟𝕘 𝕥𝕣ọ𝕟𝕘 𝕥â𝕞 𝕔ủ𝕒 𝕜ị𝕔𝕙 𝕓ả𝕟
Nội dung trọng tâm của kịch bản chính là nội dung chính của khóa học mà bạn muốn cung cấp cho người xem của mình. Cần chuẩn bị thật kỹ càng về phần này, tránh trường hợp chỉ nắm sơ sơ ý chính chứ không tìm hiểu kỹ nội dung. Bởi vì live stream là hình thức quay phát trực tiếp cho nên người xem có thể tương tác, để lại bình luận ngay lúc diễn ra. Và bạn bắt buộc phải xem những bình luận đó để gia tăng tương tác chân thật với khách hàng. Chính vì vậy mà những nội dung đã được chuẩn bị sẵn trong kịch bản sẽ giúp bạn dễ dàng giải đáp những câu hỏi của người xem ngay khi trực tuyến.
𝟛. 𝕍ạ𝕔𝕙 𝕣𝕒 𝕥ấ𝕥 𝕥ầ𝕟 𝕥ậ𝕥 𝕔á𝕔 𝕪ế𝕦 𝕥ố 𝕝𝕚ê𝕟 𝕢𝕦𝕒𝕟 đế𝕟 𝕓𝕦ổ𝕚 𝕝𝕚𝕧𝕖𝕤𝕥𝕣𝕖𝕒𝕞
Kịch bản cho một livestream khóa học trực tuyến không chỉ gồm nội dung, mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác mà bạn phải liệt kê. Âm thanh, ánh sáng, dụng cụ cho khóa học, trang phục,… Tất cả những thứ ấy đều phải được thể hiện trong kịch bản. Chọn âm thanh như thế nào, đoạn live nào sẽ phát nhạc, hoặc dùng những dụng cụ gì cho đoạn live stream,… Đặc biệt, để livestream khóa học trực tuyến diễn ra hoàn hảo, mượt mà không vấp lỗi kỹ thuật thì bạn nên lựa chọn đội ngũ live stream chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm, thay vì tự quay bằng những thiết bị không chất lượng nhé.
Có kịch bản hoàn chỉnh, bạn sẽ không còn lúng túng, thiếu chuyên nghiệp khi gặp sự cố trong lúc livestream.
𝟜. 𝕏â𝕪 𝕕ự𝕟𝕘 𝕜ế 𝕙𝕠ạ𝕔𝕙 𝕩ử 𝕝ý 𝕣ủ𝕚 𝕣𝕠
Một nội dung quan trọng nhất thiết phải có trong một kịch bản chính là phần thiết lập các rủi ro có thể xảy ra. Không ai có thể đảm bảo buổi live stream của bạn sẽ diễn ra mà không có bất kì một rủi ro nào. Chính vì vậy, hãy “động não” và liệt kê hết tất cả những rủi ro xuất hiện trong đầu bạn, kèm với đó là cách xử lý khi tình huống ấy xảy ra. Có kịch bản này, bạn sẽ không còn lúng túng, thiếu chuyên nghiệp khi gặp sự cố trong lúc livestream nữa.
Tóm lại, kịch bản là một phần không thể thiếu để xây dựng thành công buổi livestream khóa học trực tuyến. Vận dụng những bí quyết trên sẽ giúp bạn tự mình xây dựng một kịch bản hoàn chỉnh, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hình thức live stream khóa học trực tuyến.
Hung Lam
chia sẽ thật bổ ích,
Anh Tuan
Bên mình có phần mềm liên quan quản lý livestream nhiều kênh k ạ